Nhờ cá nhân/Người quen làm kế toán part-time có thể gặp phải vấn đề gì ?

Thiếu Chuyên Nghiệp:
Vấn Đề: Khi cá nhân làm việc part-time (tính chất tranh thủ) nên giờ hành chính không xử lý được công việc, gọi điện hỏi xử lý vấn đề thì cuối giờ mới nghe được máy, tối về mới tranh thủ làm nên xử lý sổ sách không chuẩn.
Hậu quả: Có thể dẫn đến sai sót trong quá trình kế toán. Do tính chất tranh thủ nên giờ hành chính không xử lý được công việc, gọi điện hỏi xử lý vấn đề thì cuối giờ mới nghe được máy, tối về mới tranh thủ làm nên xử lý sổ sách không chuẩn. Khó khăn trong việc đáp ứng nhanh chóng khi có yêu cầu đặc biệt hoặc thay đổi đột ngột.

Thời gian dành cho công việc:
Vấn Đề: Cá nhân part-time có thể chia đôi giữa công việc kế toán part time và công việc chính, thậm chí thời gian dành cho xông việc kế toán part time chỉ là tranh thủ lúc rảnh dỗi.
Hậu quả: Gặp khó khăn trong việc tập trung và cung cấp chất lượng cao trong công tác kế toán, thuế.

Khả Năng Thích Ứng:
Vấn Đề: Cá nhân part-time có thể không thể cập nhật nhanh chóng các thay đổi trong quy định thuế và kế toán.
Hậu quả: Gây ra rủi ro phạm lỗi hoặc vi phạm quy định.

Khả Năng Bảo Mật Thông Tin:
Vấn Đề: Nếu cá nhân part-time sử dụng thiết bị cá nhân, có thể gặp rủi ro mất mát dữ liệu.
Hậu quả: Mất mát thông tin quan trọng và khả năng phục hồi khó khăn.

Chấm Dứt Hợp Đồng Đột Ngột:
Vấn Đề: Cá nhân part-time có thể chấm dứt hợp đồng một cách đột ngột do các lý do cá nhân hoặc chuyển đổi công việc.
Hậu quả: Gây ra sự không ổn định và khó khăn trong việc duy trì sự liên tục trong công việc kế toán.

Bảo Hành Dịch Vụ:
Vấn Đề: Khi cơ quan thuế xuống quyết toán không nghỉ được nhiều ngày, chủ yếu cung cấp hồ sơ theo yêu cầu chứ không bảo vệ được doanh nghiệp. Thậm chí chấm dứt hợp đồng đột ngột và không thực hiện công tác giải trình, bảo vệ số liệu kế toán của doanh nghiệp trước các đoàn thanh tra quyết toán thuế.
Hậu quả: Việc không bảo hành dịch vụ có thể dẫn đến các khoản chi phí phát sinh do phải sửa lỗi và bổ sung thông tin sau khi đã hoàn thành dịch vụ kế toán. Các sai sót trong báo cáo kế toán có thể dẫn đến việc nộp thuế không đúng, từ đó tạo ra rủi ro phát sinh các khoản phạt thuế.

Chi Phí Không Liên Quan Đến Hoạt Động Kinh Doanh:
Hậu quả: Có thể dẫn đến báo cáo tài chính không chính xác và làm suy giảm độ tin cậy của thông tin tài chính.
Chi Phí Không Đủ Hồ Sơ Chứng Minh:
Hậu quả: Cơ quan thuế có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ và đối mặt với rủi ro phạt thuế.
Chi Phí Chưa Được Ghi Đúng Kỳ Kế Toán:
Hậu quả: Gây ra sự hiểu lầm về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.
Chi Phí Khấu Hao Không Đúng Quy Định:
Hậu quả: Có thể phải điều chỉnh bảng khấu hao và làm lại báo cáo tài chính.
Chi Phí Không Có Hồ Sơ Xuất Xứ và Chứng Từ Hợp Lệ:
Hậu quả: Gây khó khăn khi cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra.
Chi Phí Ghi Nhận Bị Trùng Lặp:
Hậu quả: Tạo ra báo cáo tài chính không chính xác và làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
Chi Phí Không Được Xác Nhận Đúng theo Quy Định:
Hậu quả: Có thể phải đối mặt với vấn đề pháp lý và rủi ro phạt thuế.

1. Số dư các tài khoản không khớp với sổ chi tiết
2. Bù trừ số dư nợ, có của công nợ phải thu, trả dẫn đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán bị sai lệch
3. Số dư trên chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ khác so với số dư tại chỉ tiêu 43 của tờ khai giá trị gia tăng nhưng chưa có bảng giải trình
4. Những sai sót liên quan đến hàng tồn kho
5. Công ty thực hiện dịch vụ vào tháng n, nghiệm thu tháng n+1 … nhưng không treo lại chi phí
6. Không tách rõ ràng các tài khoản ngắn hạn và dài hạn
7. Ghi nhận nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp bị sai
8. Số dư công nợ bảo hiểm (3383, 84, 89, 86) không khớp với thông báo bảo hiểm tháng 12 nhưng kế toán không lập bảng giải trình.
9. Kế toán tiến hành ghi nhận chi phí chưa hợp lý
10. Liên quan tới phụ lục chuyển lỗ
11. Liên quan tới các chỉ tiêu B1-B14
12. Xác định sai hoặc không xác định chỉ tiêu M – tiền chậm nộp của khoản chênh lệch từ 20% trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
13. Liên quan đến tờ khai Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân.

Thời gian kiểm tra của cơ quan thuế thường theo chu kỳ và có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm sẽ kiểm tra quyết toán một lần, trừ trường hợp doanh nghiệp có rủi do cao về thuế. Trong quá trình này, G8 sẽ cử người phụ trách đại diện cho doanh nghiệp để làm việc với cơ quan thuế từ khi công bố quyết định kiểm tra cho đến khi ra biên bản cuối cùng. Với kinh nghiệm nhiều lần quyết toán thuế, G8 cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp ở mức tối đa.

1. Soát xét Báo cáo Tài chính là gì?
Soát xét Báo cáo Tài chính là hoạt động nhằm đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng Báo cáo Tài chính không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Việc soát xét Báo cáo Tài chính không cung cấp tất cả bằng chứng kiểm toán và cũng không đưa ra sự đảm bảo hợp lý như một cuộc kiểm toán Báo cáo Tài chính. Vì vậy, soát xét Báo cáo Tài chính có mức độ chính xác, cũng như yêu cầu thấp hơn kiểm toán.
2. Soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế
Dưới góc độ rủi ro về Thuế, soát xét Báo cáo Tài chính là hoàn toàn cần thiết. Việc soát xét Báo cáo Tài chính này giúp kế toán sớm nhận ra các rủi ro tiềm ẩn trong Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, kịp thời sửa đổi trước khi nộp quyết toán thuế. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh bị thanh tra, kiểm tra thuế trong kỳ tiếp theo.
Soát xét dưới góc độ rủi ro về Thuế là việc soát xét các số liệu trên Báo cáo Tài chính và bảng cân đối số phát sinh có rủi ro tiềm ẩn về thuế hay không, giúp doanh nghiệp phòng tránh các sai phạm không đáng có trong kỳ quyết toán thuế.
3. Các chỉ tiêu soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế
Khi kế toán thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính trước mỗi kỳ quyết toán thuế, kế toán thường thực hiện soát xét với các chỉ tiêu sau:
+ Tiền mặt:
Tiền mặt tại quỹ có bị dư quá nhiều hay không? Các tài khoản tiền mặt có được đối chiếu không? Các séc được viết nhưng không được gửi qua đường bưu điện có được phân loại là nợ phải trả không? Có sự điều chỉnh chuyển nhượng giữa các công ty không?
+ Các khoản phải thu:
Có dự phòng đầy đủ cho các tài khoản đáng ngờ không? Có bất kỳ khoản phải thu nào được cầm cố, chiết khấu hay không? Có bất kỳ khoản phải thu dài hạn nào không?
+ Hàng tồn kho:
Số lượng hàng tồn kho thực tế có được thực hiện không? Hàng hóa ký gửi có được xem xét trong quá trình kiểm kê không? Những yếu tố chi phí nào được bao gồm trong giá vốn hàng tồn kho?
+ Doanh thu và chi phí:
Chính sách ghi nhận doanh thu là gì? Các khoản chi phí có được ghi nhận trong kỳ báo cáo chính xác không? Kết quả của các hoạt động ngừng hoạt động đã được báo cáo đúng trong Báo cáo Tài chính chưa?
+ Các khoản đầu tư:
Giá trị hợp lý được xác định như thế nào đối với các khoản đầu tư? Lãi và lỗ được ghi nhận như thế nào sau khi thanh lý một khoản đầu tư? Làm thế nào để bạn tính toán thu nhập đầu tư?
+ Tài sản cố định:
Lãi và lỗ do thanh lý tài sản cố định được ghi nhận như thế nào? Tiêu chí để vốn hóa chi tiêu là gì? Những phương pháp khấu hao nào được sử dụng?
+ Tài sản vô hình:
Những loại tài sản nào được ghi nhận là tài sản vô hình? Việc khấu hao có được áp dụng một cách thích hợp không? Các khoản lỗ giảm giá đã được ghi nhận chưa?
+ Ghi chú chi phí phải trả:
Có đủ các khoản tích lũy chi phí không? Các khoản vay có được phân loại đúng cách không?
+ Dự phòng và cam kết:
Có những đảm bảo nào mà đơn vị đã cam kết không? Có bất kỳ nghĩa vụ hợp đồng vật chất nào không? Có trách nhiệm đối với việc xử lý môi trường không?
Nếu kế toán cho rằng Báo cáo Tài chính có sai sót trọng yếu, cần thực hiện quy trình bổ sung, thu thập bằng chứng để tránh việc phải chỉnh sửa báo cáo. Nếu báo cáo thật sự có sai sót trọng yếu, kế toán phải lựa chọn giữa việc giải trình sai sót đó trong báo cáo đi kèm với Báo cáo Tài chính, hoặc rút khỏi công việc soát xét.

– Soát xét Báo cáo Tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về Thuế và phòng tránh việc bị Cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra thuế vào kỳ kế toán tài chính năm sau. Mặc dù Báo cáo Tài chính và số liệu trên bảng cân đối số phát sinh luôn “cân”, nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về Thuế. Dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, Cơ quan thuế sẽ tiến hành phân tích nhận định các rủi ro tiềm tàng và đưa ra danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ cao về Thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra tại bàn hoặc tại trụ sở.
– Vì vậy, kế toán luôn cần thực hiện việc soát xét Báo cáo Tài chính 1 cách cẩn thận và nghiêm túc dưới góc độ của thuế để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, tránh nguy cơ bị thanh tra, kiểm tra thuế vào kỳ tiếp theo.
– Kế toán thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí thuê đơn vị soát xét độc lập. Bên cạnh đó, còn giúp kế toán chủ động kiểm soát mọi rủi ro và tự tin giải trình số liệu trước cơ quan thuế. Việc kế toán tự thực hiện thủ tục soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế là hoàn toàn có thể nếu kế toán nắm vững Luật Thuế và Chuẩn mực kế toán.

Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp, hỗ trợ Nhà nước quản lý nền kinh tế dễ dàng hơn. Hiểu đơn giản thì kế toán thuế gồm các công việc thu thập xử lý thông tin, theo dõi, hạch toán và báo cáo các loại thuế theo đúng quy định của nhà nước. Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng nhân sự kế toán thuế của riêng mình hoặc thuê đơn vị Đại lý Thuế bên ngoài hỗ trợ kê khai và lên báo cáo thuế.

– Kế toán nội bộ (In house Accountant) là vị trí nhân sự thực hiện kiểm soát, lưu trữ, kiểm tra, thống kê các phát sinh thực tế trong doanh nghiệp. Đó có thể là từ các phát sinh không có hoặc có chứng từ, hóa đơn để qua đó xác định được lợi nhuận hoặc thua lỗ của doanh nghiệp. Vị trí này tập trung vào việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin tài chính và kinh tế của doanh nghiệp. Các dữ liệu và thông tin này được sử dụng để đưa ra các quyết định về đầu tư, vốn, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp
– Tại các doanh nghiệp lớn, vị trí kế toán này thường được phân chia thành nhiều mảng khác nhau nhằm đảm bảo tốt hiệu suất công việc, bao gồm: Kế toán thu chi, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.

Khi nhận được câu hỏi từ khách hàng trong giờ hành chính, G8 sẽ trả lời ngay (nếu câu hỏi không yêu cầu thời gian nghiên cứu kỹ các tài liệu pháp lý). Đồng thời, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp các vướng mắc trong vòng 72 giờ làm việc đối với các vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và không thông thường.

img cauhoi

让G8
支持你!

    姓名*

    电话

    电子邮件*

    内容