Căn cứ Khoản 1  Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

“…1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này….”

Căn cứ quy định nêu trên, Công ty xuất hàng mẫu cho khách hàng phải lập hóa đơn theo quy định.

 

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2023 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC) quy định nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

Điều 14.  Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:

a) Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;

b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trừ các trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 7 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý./.

1. Pháp luật quy định xử phạt đối với hóa đơn không hợp lệ

1.1 Các hình thức xử phạt theo quy định

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội;

Căn cứ Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;

Theo đó, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP đã dành 1 chương (từ Điều 20 đến Điều 31) quy định về hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.

  • Phạt tiền: Đây là hình thức phạt chính, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
  • Buộc nộp lại số thuế trốn tránh: Doanh nghiệp phải nộp lại số thuế đã trốn tránh và có thể bị truy thu.
  • Tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh: Đối với những vi phạm nghiêm trọng, cơ quan chức năng có quyền tạm đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.

1.2 Mức phạt cụ thể cho từng trường hợp

Mức phạt đối với việc sử dụng hóa đơn không hợp lệ được quy định cụ thể như sau:

  • Phạt từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng mẫu, không đúng quy định.
  • Phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn không hợp pháp.
  • Phạt từ 20.000.000 đồng trở lên hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng như làm giả hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn trái phép.

Và cơ quan thuế sẽ chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại một số điều của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

1.3 Quy trình xử lý vi phạm hóa đơn

Khi phát hiện vi phạm, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm. Doanh nghiệp có quyền giải trình và cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi xem xét, cơ quan thuế sẽ ra quyết định xử phạt, yêu cầu nộp thuế truy thu và thực hiện các biện pháp cần thiết khác.